Tổng quan về mụn trứng cá, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Mụn trứng cá là hiện tượng thường gặp ở cả nam giới và nữ giới đặc biệt trong thời gian dạy thì. Tùy cơ địa từng người mà mức độ mụn phát triển nặng hay nhẹ, nếu mụn trứng cá phát triển với mật độ dậy đặc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thâm mỹ của vùng da đó. Việc điều trị mụn cũng không hề đơn giản nhất là với những người có da mặt nhậy cảm, dễ gặp các tác dụng phụ hay dị ứng. Dưới đấy là một số kiến thức chia sẻ mà bạn có thể tham khảo để có biện pháp xử lý phù hợp khi mắc phải mụn trứng cá.
Mụn trứng cá là gì và tại sao nó lại xuất hiện ?
Mụn trứng là tình trạng viêm khu trú vùng nang lông bã nhờn bao quanh vùng da bị viêm có kích cơ nhỏ và mất độ dày đặc như nang trứng của cá. Mụn trứng cá được hình thành do khu vực chân lông và đường dẫn chất nhờn từ lỗ chân lông đến tuyến bã nhờn (nang lông) bị ứng đọng bã nhờn và các tế bao chết gây tắc nghẽn, viêm nhiễm.
Có 4 yếu tố chính để hình thành mụn trứng cá bao gồm :
- Tăng tiết của bã nhờn :
Bã nhờn được tiết ra để bôi trơn tóc và da, do một yếu tố nào đó ( thường là do hóc-môn) bã nhờn được tiết ra quá nhiều khiến quá trình sản xuất bị xáo trộn, tắc nghẽn vùng chân lông hình thành mụn trứng cá.
- Tăng sừng:
Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng ngoài (hay còn gọi là biểu bì) dầy lên khiến ống tiết bã nhờn bị bịt kín gây ảnh hưởng quá trình tiết bã nhờn. Hiện tượng tăng sừng kết hợp với tuyến bã nhờn liên tục tiết ra khiến các vết nang phình lên hình thành mụn trên da.
- Quá trình thâm nhập của vi sinh vật :
Một số vi khuẩn thông thường sinh sống trên da một cách vô hại như propionibacteria có thể xâm nhập và phát triển mạnh bịt kín các nang lông gây tắc nghẽn và hình thành mụn.
- Viêm nhiễm:
viêm nhiễm là quá trình được tạo thành từ tất cả các trường hợp trên. Ở giai đoạn này, các vách nang vỡ ra giải phóng Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.
Các yêu tố này thường được hình thành tư những nguyên nhân cụ thể như:
1. Thay đổi nội tiết tố (Hóc- môn)
hóc môn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mụn trứng cá do sự gia tăng của một loại nội tiết tố có tên là Androgens ở cả nam và nữ khiến chất nhớn sản xuất nhiều hơn bình thường (đặc biệt là tuổi dậy thì)
2.Chế độ sinh hoạt
Việc sinh hoạt không điều độ như thời gian nghỉ ngời không hợp lý, hay thức khuya, thiếu ngủ kèm theo đó là chế độ ăn uống sử dụng liên tục các đồ ăn cay nóng, chất kích thích, đồ uống có cồn khiến cơ thể khó đào thải các chất thừa ra khỏi cơ thể, gan, thận không lọc hết được sẽ bài tiết qua da, khiến da bị ảnh hưởng, gây mụn.
3.Tâm lý, Stress
Stress, căng thẳng, áp lực tâm lý góp phần khiến gia tăng tốc độ sản xuất bã nhờn hình thành nên mụn trứng cá. Biểu hiện mụn do bị stress là những sẩn đỏ, mụn li ti trên da mặt, thường xuất hiện ở vùng trán hoặc hai bên góc hàm.
4.Sử dụng mỹ phẩm
Các loại mỹ phẩm hiện nay thường được sử dụng các nguyên liệu hóa chất để sản xuất và đương nhiên nó không hề tốt cho da một chút nào, đặc biết là các loại mỹ phẩm kém chất lượng. Bên cạnh đó, tuy theo cơ địa của mỗi người mà da mặt có sự kích ứng và có thể gặp phải các tác dụng phụ khiến tình trạng mụn trở nên nghiệm trọng. Có thể nói, sử dụng mỹ phẩm có thể nói là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương da nói chung và gây mụn trứng cá nói riêng. Do đó bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm cũng như năm rõ được cơ địa của bản thân để có phương pháp lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp.
>>> Xem thêm 7 loại kem trị mụn hiệu quả nhất bạn nên sử dụng
5. Môi trường bên ngoài
Da mặt là bộ phận phải đối mặt trực tiếp với các yếu tố khói bủi bên ngoài. Do đó, nếu không có biện pháp vệ sinh da sạch sẽ thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải những rắc rồi về mụn. Tuy nhiên nên dừng lại ở mức tương đối thôi nhé, vì nếu bạn rửa mặt quá nhiều lần trong ngày có thể gây tổn thương da làm phản tác dụng.
Triệu chứng và dấu hiệu của mụn trứng cá
Mụn trứng cá thường có dấu hiệu nhận biết thông thường như sau :
- Mụn đầu trắng – nằm trong lỗ chân lông kín;
- Mụn đầu đen – nằm trong lỗ chân lông mở, chất nhờn chuyển sang màu sậm khi gặp không khí bị oxy hóa;
- Mụn đỏ, viêm – nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ;
- Mụn mủ – mụn đỏ có mủ ở đầu mụn;
- Mụn bọc – mụn mủ to, tạo thành bọc mủ, cứng và đau;
- Mụn nang – mụn bọc lớn, nang lông bị viêm, chứa mủ, rất đau.
Ngoài ra thì bạn có thể sẽ mắc kèm theo một số triệu chứng nhẹ khác đi kèm với các triệu chứng trên.
Phương pháp điều trị và cách phòng tránh mụn trứng cá
Về cách trị mụn trứng cá: thông thường tùy theo tình trạng và loại mụn gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả, tránh tình trạng nhờn thuốc do vi khuẩn trong mụn đã kháng thuốc. Bên cạnh đó thì bạn có thể sử dụng các sản phẩm đi kèm như một số loại kem rửa mặt, sữa rửa mặt theo chỉ định.
Điều trị mụn không đúng cách có thể để lại sẹo hoặc vệt thâm trên da, do đó hay cố gắng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để giảm tải khả năng da bị tổn thươngĐa số phương pháp trị mụn trứng cá đều cần thời gian từ 6 đến 8 tuần mới thấy hiệu quả. Một số phương pháp sẽ làm bạn bị mụn nặng hơn trước khi khỏi hẳn vì vậy bạn không cần phải qua lo lắng về điều này.
Nên nhớ là không nên rưa mặt quá kĩ vì lúc này da mặt đang bị viêm, nếu thực hiện vệ sinh nhiều lần sẽ làm da bị tổn thương thêm và khiến tình trạng càng trở nên trầm trọng.
Về phòng tránh mụn trứng cá bạn chỉ cần tuân thủ các cách chăm sóc da cơ bản dưới đây :
- Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, không ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc đúng giờ để đúng giờ để các hormone không bị rối loạn, tránh để bị stress căng thẳng quá nhiều
- Rửa mặt nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày không nên nhiều hơn 4 lần.
- Cố gắng che chắn bảo vệ da trước khói bụi, anh nắng mặt trời khí phải ra ngoài.
- Đừng tự ý nặn mụn hoặc tự lấy mủ vì rất dễ để lại sẹo hoặc làm lây lan chỗ viêm
Trên đây là một số kiến thức chia sẻ về mụn trứng cá mà blog tổng hợp được từ nhiều nguồn. Bạn có thể tham khảo các thông tin trên và hỏi rõ ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
>>>Có thể bạn quan tâm 5 mẹo nhỏ hiệu quả giúp xóa mờ vết thâm từ mụn trứng cá