Hình ảnh mụn trứng cá xuất hiện ở mặt

Các hình ảnh mụn trứng cá xuất hiện ở mặt được đề cập trong bài viết dưới đây hy vọng có thể giúp bạn phân biệt được các dạng mụn trứng cá, từ đó có được giải pháp khắc phục hữu hiệu nhất. Bởi mụn trứng cá bao gồm rất nhiều thương tổn trên da khác nhau như: mụn đầu đen, mụn mủ, mụn đầu đen,… và mỗi loại lại có đặc điểm và cách điều trị khác nhau.

Bài viết liên quan:

Mụn trứng cá là bệnh gì?

Mụn trứng cá là căn bệnh da liễu được đặc trưng bởi tình trạng viêm ở vùng nang lông – tuyến bã nhờn dưới da. Các nốt mụn trứng cá hình thành khi tế bào nang lông của bạn bị bụi bẩn, chất nhờn làm tắc nghẽn. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở mặt, vai, lưng.

Mụn trứng cá có rất nhiều loại, có thể chỉ là một vài nốt mụn li ti, không gây đau đớn ( mụn đầu đen,…), có khi sưng tấy đỏ ( mụn đỏ) nhưng cũng có thể rất đau đớn và nghiêm trọng đến mức gây mủ ( mụn mủ). Để việc điều trị mụn trứng cá đạt hiệu quả, trước hết bạn cần phải xác định được loại mụn trứng cá mình đang gặp phải bằng cách tìm hiểu thông tin về các loại mụn hoặc hình ảnh mụn trứng cá.

Mọi người đều có nguy cơ bị mụn trứng cá trong đó đối tượng bị mụn trứng cá chủ yếu là độ tuổi dậy thì ( từ 13 – 25 tuổi) bởi đây là thời điểm hormone giới tính trong cơ thể thay đổi đã kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây bít tắc lỗ chân lông và sinh mụn. Trên thực tế, các nốt mụn trứng cá không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, nhưng lại đe dọa nghiêm trọng đến yếu tố thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti, mặc cảm.

Hình ảnh mụn trứng cá xuất hiện ở mặt

  1. Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng hình thành do sự tăng tiết bã nhờn quá nhiều cùng với đó là các tế bào chết trên da không được vệ sinh sạch sẽ tại thành mụn. Khác với mụn sưng viêm, mụn đầu trắng ít gây đau đớn và thường nổi gồ trên bề mặt da, nhân mụn nằm sâu bên dưới lỗ chân lông, cứng và có màu trắng.

Các nốt mụn đầu trắng liti thường mọc tập trung ở những vùng da thường xuyên đổ dầu điển hình là vùng chữ T nhất là 2 bên cánh mũi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn đầu trắng trong đó chủ yếu là do thói quen chăm sóc da không đúng cách, make up quá nhiều da không được sạch sâu và luôn trong tình trạng đổ dầu. Ngoài ra, nguyên nhân gây mụn cũng có thể bắt nguồn do bạn thường xuyên căng thẳng, stress, sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng,…

Để trị tận gốc mụn đầu trắng, thay vì tìm kiếm các loại thuốc bôi/ kem đặc trị thì tốt hơn hết bạn nên vệ sinh da mặt sạch sẽ, đúng cách hàng ngày, khi nguyên nhân gây mụn bị loại bỏ thì các nốt mụn trên mặt sẽ biến mất ngay tức khắc.

Tốt hơn hết bạn hãy xây dựng cho mình một chu trình chăm sóc da phù hợp, khoa học trong đó không thể thiếu các bước: tẩy trang – rửa với sữa rửa mặt – nước hoa hồng se khít lỗ chân lông. Tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/ tuần, uống đủ nước và tuyệt đối không tự nặn mụn tránh tình trạng làm các nốt mụn bị lan rộng và viêm nhiễm.

>>>Xem thêm Tổng quan về mụn trứng cá và cách phòng ngừa

  1. Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là loại mụn thường gặp nhất, nguyên nhân và biểu hiện của mụn đầu đen tương tự như mụn đầu trắng. Chỉ khác ở chỗ, nhân mụn đầu đen là mụn hở và có màu đen do bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí, phần chân mụn ở dưới có màu trắng đục và cứng.

Hình ảnh về mụn đầu đen chủ yếu xuất hiện ở vùng trán, mũi và 2 bên cánh mũi, vùng cằm. Nếu không được xử lý đúng cách, mụn đầu đen có thể chuyển thành viêm và gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.

Khác với mụn đầu trắng, khi điều trị mụn đầu đen trước hết bạn cần loại bỏ hết nhân mụn đầu đen có trên mặt sau đó mới bắt tay vào quy trình chăm sóc da ngăn ngừa mụn. Nếu mụn đầu đen vẫn còn tồn tại dưới da thì mọi bước chăm sóc giúp da sạch sâu đều vô tác dụng, không có khả năng làm mụn biến mất.

>>>Có thể bạn quan tâm Nguyên nhân hình thành mụn đầu đen

  1. Mụn đỏ

Đúng như tên gọi, mụn đỏ có màu đỏ và thường sưng tấy, rất khó để có thể xác định được vị trí nhân mụn và thời điểm mụn chín. Nếu không được chữa trị kịp thời, mụn đỏ có thể chuyên hóa thành mụn bọc thậm chí là mụn nang vô cùng nguy hiểm.

Mụn đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt, kể cả là tay, chân, cổ, ngực. Nếu bạn nặn mụn không đúng cách có thể khiến gây viêm nhiễm, khiến tình trạng mụn càng thêm trầm trọng và đặc biệt loại mụn này sau chữa trị rất dễ để lại sẹo, thâm trên da.

Để điều trị mụn trứng cá đỏ, ưu tiên hàng đầu bạn cần nhớ chính là giữ cho da mặt sạch sâu, thông thoáng, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ…. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia để có được giải pháp khắc phục hữu hiệu nhất.

  1. Mụn mủ

Mụn mủ được xem là giai đoạn nặng hơn của mụn đỏ, hình ảnh mụn trứng cá dạng này khi xuất hiện trên mặt sẽ được đặc trưng bởi chất mủ màu vàng đục bên trong. Khi bị mụn mủ, bạn sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu, khi ấn vào sẽ chảy mủ và rất dễ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

Mụn mủ không chỉ đe dọa về mặt thẩm mỹ và còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Không ít trường hợp người khi bị mụn mủ dưới chân, kích thước mụn lớn gây khó khăn cho việc di chuyển,…

Việc điều trị mụn mủ cần được thực hiện theo đúng quy trình, tốt hơn hết bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia khi gặp phải loại mụn trứng cá này, để được lấy đi nhân mụn và chăm sóc sau điều trị đúng cách, an toàn.

  1. Mụn bọc

Cũng như các dạng mụn trứng cá khác, mụn bọc được hình thành bởi: dầu thừa + tế bào chết+ bụi bẩn+ vi khuẩn khu trú dẫn đến viêm nhiễm và hình thành mụn. Mụn bọc là một trong những loại mụn nguy hiểm nhất, với biểu hiện ra bên ngoài là những nốt mụn sưng tấy, nổi mẩn đỏ, có mủ và đau đớn vô cùng.

Bên dưới các nốt mụn bọc luôn chứa lượng lớn vi khuẩn nên khi bị vỡ ra thì rất dễ lây lan đến các vùng da xung quanh và khiến mụn lan rộng ồ át.

Nguy hiểm hơn, so với các dạng mụn khác, mụn bọc có nguy cơ cao để lại sẹo và vết thâm do đó việc xử lý lại càng phải thận trọng. Trong suốt quá trình trị mụn bạn cũng đừng quên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tranh căng thẳng, stress, không sử dụng bia rượu,… để quá trình điều trị được nhanh chóng, hiệu quả.

  1. Mụn ẩn

Mụn ẩn là loại mụn trứng cá dai dẳng nhất, thường nằm sâu trong các nang lông và không thể tự đào thải ra ngoài. Trên thực tế, mụn ẩn không gây viêm cũng không gây đau đớn cho da như các loại mụn khác nhưng chúng lại khiến bề mặt da sần sùi và thô ráp.

Mụn ẩn thường mọc tập trung tại 2 bên má, trên trán hoặc cằm. Các biểu hiện của mụn ẩn khó phát hiện ra khi nhìn trực diện nhưng nếu soi dưới ánh sáng có thể nhìn thấy rõ.

Với các chia sẻ về hình ảnh mụn trứng cá xuất hiện ở mặt được đề cập trên đây hy vọng sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích. Nhìn chung, để phòng ngừa mụn trứng cá hiệu quả, bạn nên kết hợp quy trình chăm sóc da cùng với đó là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học. Chúc bạn có được làn da mịn màng không tì vết.

>>>Có thể bạn quan tâm điều trị mụn trứng cá bằng chế độ ăn uống